Chỉ định đối với các phương pháp điều trị bệnh trĩ: Trĩ có thể là bệnh, có
thể là triệu chứng của một bệnh khác, chỉ được phẫu thuật khi là trĩ
bệnh.
Một sai lầm thường mắc phải là cắt trĩ cho một bệnh nhân bị ung
thư trực tràng. Có thể trĩ là triệu chứng của ung thư trực tràng, có thể
là ung thư trực tràng xuất hiện trên một bệnh nhân có trĩ đã lâu. Vì
vậy, trước khi mổ phải khẳng định không có các thương tổn thực thể khác ở
vùng hậu môn trực tràng.
Trĩ có thể điều trị khỏi
bằng nội khoa hay các phương pháp vật lý. Vì vậy, phẫu thuật chỉ nên
được xem là phương sách cuối cùng khi các phương pháp kể trên không hiệu
quả, bởi vì phẫu thuật can thiệp vào giải phẫu học và sinh lý học bình
thường và có thể kèm theo các di chứng nặng nề khó sửa chữa.
Chỉ định mổ áp dụng cho trĩ nội độ 3, độ 4, trĩ có huyết khối, trĩ vòng sa và trĩ xuất huyết trầm trọng.
* Trĩ nội:
- Độ 1: chích xơ hoặc làm đông bằng nhiệt.
- Độ 2: làm đông bằng nhiệt, thắt bằng dây thun hay cắt trĩ.
- Độ3: thắt bằng dây thun hay cắt trĩ.
- Độ3: thắt bằng dây thun hay cắt trĩ.
- Độ 4: cắt trĩ.
-
Trĩ sa nghẹt: dùng thuốc điều trị nội khoa và ngâm nước ấm cho đến khi
búi trĩ hết phù nề, tại chỗ ổn định, sau đó mới mổ cắt trĩ.
*
Trĩ ngoại: Trĩ ngoại không có chỉ định điều trị thủ thuật và phẫu thuật
trừ khi có biến chứng nhiễm trùng, lở loét hay tắc mạch tạo thành những
cục máu đông nằm trong các búi trĩ. Phẫu thuật điều trị tắc mạch trong
cấp cứu là rạch lấy cục máu đông. Ngay sau mổ bệnh nhân cảm thấy dễ chịu
và hết đau ngay.
Trên đây là các phương pháp điều trị
được áp dụng trong quá khứ và hiện tại. Mỗi phương pháp có những ưu và
nhược điểm khác nhau. Việc áp dụng phương pháp nào phụ thuộc vào mức độ
bệnh và trình độ chuẩn đoán của Bác sĩ.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét